Khi tìm hiểu về thị trường Forex, hẳn nhà đầu tư cũng đã từng nghe qua thuật ngữ Gap hay còn gọi là khoảng trống giá. Đặc biệt là đối với những nhà đầu tư thường theo đuổi phong cách giao dịch trên biểu đồ nến Nhật thì điều này càng dễ hiểu. Bài viết hôm nay hãy cùng theo chân chúng tôi để tìm hiểu rõ hơn về thuật ngữ Gap trong Forex nhé!.
Bạn đang xem: Khoảng Trống Giá ( Gap Trong Chứng Khoán & Forex (Chi Tiết)
GAP là gì?
GAP được hiểu đơn giản là khoảng trống giữa 2 phiên giao dịch (2 cây nến) liên tiếp, khoảng trống này được xác định bởi giá đóng cửa của cây nến phía trước và giá mở cửa của cây nến phía sau. Trong những điều kiện bình thường, giá đóng cửa của cây nến này sẽ là giá mở cửa của cây nến ngay phía sau nó. Một sự tăng hoặc giảm nhiều bước trong giá mở cửa của cây nến sau so với giá đóng cửa của cây nến trước tạo ra khoảng trống lớn trên đồ thị thì lúc đó ta nói xuất hiện GAP. Giá nhảy vọt lên trên gọi là GAP tăng giá (GAP Up), giá nhảy vọt xuống dưới gọi là GAP giảm giá (GAP Down)

Runaway GAP hay Continuation GAP (GAP tiếp diễn): GAP này xuất hiện ở giữa của một xu hướng tăng hoặc giảm mà xu hướng này đã được hình thành rõ rệt ngay trước đó. GAP tiếp diễn không bị lấp vì thị trường sẽ tiếp tục mạnh mẽ đi theo xu hướng hiện tại. Trong một xu hướng tăng, GAP tiếp diễn sẽ là một GAP Up, đối với thị trường forex GAP này cho thấy phe mua đang tiếp tục đẩy giá lên cao hơn; còn trong thị trường chứng khoán, GAP tiếp diễn đang phản ánh tâm lý phấn khích hoặc mất kiên nhẫn của nhà đầu tư đang ở ngoài thị trường, thấy giá đang tăng và không thể chờ đợi, quyết định mua vào khi nghĩ rằng khả năng giá điều chỉnh trở lại là không nhiều. Trong trường hợp xu hướng giảm thì ngược lại, đối với thị trường forex, GAP tiếp diễn cho thấy phe bán đang chiếm ưu thế và tiếp tục bán ra để đẩy giá xuống thấp hơn nữa, còn đối với thị trường chứng khoán, GAP này phản ánh tâm lý bi quan đối với những người đang nắm giữ cổ phiếu, quyết định bán mạnh khi cho rằng khả năng giá phục hồi là rất thấp.

Runaway GAP hay Continuation GAP (GAP tiếp diễn)
Xem thêm: vậy là kết thúc rồi chẳng ai muốn cứ yêu càng đau
Exhaustion GAP (GAP kiệt sức): GAP này thường xảy ra ở gần đỉnh hoặc đáy khi giá đã ở trong một xu hướng tăng hoặc giảm một thời gian dài trước đó, báo hiệu kết thúc xu hướng giá. Thường thì sau một vài phiên giao dịch nữa thì giá mới tạo đỉnh hoặc đáy và vì ở gần đỉnh hoặc đáy nên sẽ bị lấp đầy một thời gian ngay sau đó. GAP kiệt sức kết hợp với khối lượng giao dịch lớn là một sự xác nhận cao hơn để nhà đầu tư có thể vào lệnh.

Exhaustion GAP (GAP kiệt sức)
Khả năng lấp đầy các khoảng trống GAP
Khoảng trống giá được lấp đầy có nghĩa là giá đã quay trở lại bằng với mức giá trước khi tạo GAP, hiện tượng này còn gọi là lấp GAP.
Xem thêm: xem ai la trieu phu tuan nay
Một trong những nguyên nhân tạo ra GAP là do sự tăng vọt bất thường trong sức mua hoặc sức bán tại thời điểm tạo GAP và một sự điều chỉnh ngay sau đó là tất yếu, dẫn đến lấp GAP.Một sự tăng vọt hay giảm mạnh của giá nhưng không tạo ra bất kỳ mức hỗ trợ hay kháng cự nào, lúc này hiện tượng lấp GAP không xảy ra.Chính bản thân các dạng GAP cũng cho thấy khả năng lấp đầy khoảng trống, GAP kiệt sức có khả năng bị lấp đầy cao vì chúng báo hiệu sắp kết thúc một xu hướng, trong khi GAP tiếp diễn và GAP phá vỡ thì xác nhận hướng của xu hướng hiện tại nên khả năng lấp đầy là không có hoặc chỉ lấp GAP một phần.Tóm lại, lấp GAP có thể xảy ra hoặc không, lấp một phần hoặc lấp đầy và thời gian lấp GAP có thể là ngay lập tức khi GAP hình thành hoặc sau một vài phiên giao dịch sau đó hoặc thậm chí là khá lâu. Vì không có một quy luật cụ thể nào cả nên việc vận dụng GAP trong giao dịch đòi hỏi phải thật cẩn trọng.
Phần kết
Gap được coi là một phần quan trọng trong phân tích đồ thị nến Nhật. Tuy nhiên đây cũng không phải là một tín hiệu mạnh, chính vì vậy để tăng xác suất thành công, trader nên kết hợp với các chỉ báo kỹ thuật khác.
Bình luận